Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Top 10 kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua đồ gỗ nội thất

AvatarNguyễn Ngọc Ánh -
Lượt xem: 2.252

Đồ gỗ nội thất chắc hẳn là sản phẩm được phần đa người tiêu dùng quan tâm mỗi khi lựa chọn trang trí cho căn hộ của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để chọn được sản phẩm ưng ý với giá thành phải chăng. Vậy nên, Vatgia.com xin hân hạnh gửi đến bạn đọc bài viết dưới đây, về Top 10 kinh nghiệm hữu ích nhất khi chọn mua đồ gỗ nội thất mà mọi người thường không để ý. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn đọc!

 

 

Đồ gỗ nội thất là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện nay. Việc chọn mua đồ nội thất gỗ cũng tốn kém rất nhiều thời gian và công sức mà kết quả là chưa chắc bạn đã lựa chọn được mẫu sản phẩm ưng ý, đúng chất lượng và giá thành bỏ ra. Đa phần mỗi chúng ta khi đi mua đồ nội thất, đặc biệt là đồ gỗ đều chỉ chú ý đến kiểu dáng bên ngoài mà quyết định hoặc nhờ tới sự tư vấn, trợ giúp của nhân viên bán hàng mà không hề chủ động tự tìm hiểu hay dựa trên kinh nghiệm vốn có. Kết quả là hàng mua hàng về gặp phải rất nhiều các vấn đề trục trặc, ảnh hưởng đến việc sử dụng vô cùng đáng tiếc! Để tránh đi những trường hợp như thế này xảy ra, Vatgia.com xin hân hạnh gửi tới bạn đọc tham khảo Top 10 kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua đồ gỗ nội thất mà chúng tôi tổng hợp được thông qua bài viết dưới đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Đồ nội thất gỗ

Đồ nội thất gỗ

1. Dựa vào màu sơn và mùi gỗ

1.1 Màu sơn vecni và lớp chống xước 

Như các bạn đã biết, các sản phẩm như kệ gỗ, bàn ghế gỗ, gường gỗ, sàn gỗ,… đều được phủ bên ngoài lớp vecni, lớp sơn chống trầy xước và cũng có tác dụng làm đẹp chính sản phẩm đó. Điều này hoàn toàn tốt nhưng khi liều lượng phủ quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. 

1.2 Màu sơn gỗ và mùi hương liệu   

Một số loại đồ gỗ nội thất còn sử dụng các loại sơn bảo quản, hóa chất chống mối mọt nên sẽ xuất hiện một số mùi đặc biệt khác lạ so với sản phẩm thông thường. Vậy nên khi mua, bạn hãy kéo hết các ngăn tủ, cánh tủ ra cảm nhận nồng độ hương liệu từ đó. Nếu nhận thấy mùi kích thích quá mạnh, sộc thẳng lên cánh mũi gây chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa nhức mũi thì tuyệt đối hãy bỏ qua ngay. Đó chính là biểu hiện của hàm lượng fomaldehyd trong gỗ đã vượt quá mức cho phép, làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người. Nhẹ thì không sao, nếu khi sử dụng lâu dài có thể dẫn tới ung thư.

Gỗ cao cấp sẽ có mùi hương đặc trưng tự nhiên

Gỗ cao cấp sẽ có mùi hương đặc trưng tự nhiên

Đặc biệt, trong các loại ván lót sàn công nghiệp kém chất lượng sẽ có chứa chất Polycylic aromatics hydrocacbon. Chất này gây kích ứng màng mắt mũi và hô hấp khiến người sử dụng về lâu về dài thường xuyên khó thở. Vậy lời khuyên ở đây chính là việc bạn hãy cố gắng thử kiểm tả mùi hương trên sản phẩm đồ gỗ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

2. Chất liệu đồ gỗ nội thất

Nếu được hỏi chất liệu gỗ nào mà bạn sẽ lựa chọn cho ngôi nhà của mình thì đa phần khách hàng sẽ đều trả lời mua đồ gỗ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên bởi tính thẩm mỹ tuyệt vời, lại bền màu, sáng đẹp với thời gian. Tuy nhiên, bạn phải thật cẩn thận trong quá trình chọn mua khi mà việc khai thác gỗ tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, các xưởng sản xuất vẫn muốn kiếm lời đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để lừa khách hàng thiếu kinh nghiệm. Sản phẩm gỗ kém chất lượng này chỉ sử dụng được 2 - 3 năm là sẽ bị ẩm mốc, mối mọt cực kỳ tệ.

Chất liệu gỗ tạo nên chất lượng về lâu về dài

Chất liệu gỗ tạo nên chất lượng về lâu về dài

Để tránh trường hợp đáng tiếc như trên, khi mua đồ gỗ nội thất, bạn cần phải kiểm tra kỹ các chi tiết của chúng, nhất là những phần như chân, khung sườn, bề mặt ngăn kéo,… vì những vị trí đó rất hay bị trà trộn với các loại gỗ ép kém chất lượng. Người tiêu dùng hãy quan sát thật kỹ. Nếu thấy có tình trạng chắp vá, thiếu hụt, sứt mẻ thì không nên mua.

3. Kiểm tra khung giá đỡ có chắc chắn hay không?

Hãy tỉ mỉ quan sát khung giá đỡ của các loại đồ gỗ nội thất. Một số loại kém chất lượng chỉ được cố định bằng đinh thường, kết cấu lỏng lẻo nên sau một thời gian sử dụng sẽ gây nên hiện tượng đứt gãy, sập người tiêu dùng càng nên chú ý khi mua.

Kiểm tra phần khung gỗ rất quan trọng

Kiểm tra phần khung gỗ rất quan trọng

Hơn nữa, một số đồ gỗ nội thất nhỏ, dễ di chuyển nên cần phải quan sát những âm mà chúng phát ra. Nếu gỗ loại tốt, có kết cấu vững chắc thì âm thanh sẽ trong và giòn. Ngược lại, gỗ kém chất lượng sẽ tạo nên tiếng đục hoặc hoàn toàn không phát ra tiếng. Đối với bàn làm việc, bàn ăn, tủ kệ,…bạn hãy lắc nhẹ thử để kiểm tra độ kiên cố và xem xét có bị lệch hay không.

4. Kiểm tra mặt dán

Đối với mặt dán gỗ, nhất là các loại ván lát sàn chúng ta cần phải kiểm tra thật  kỹ các vết nối có khớp nhau hay không? Vùng dán bằng phẳng hay cong vênh, phồng rộp,… Khi kiểm tra phải nhìn thật gần, thật kỹ mới có thể phát hiện ra được những lỗi nhỏ này.

Miếng dán gỗ

Miếng dán gỗ

Hãy đừng chủ quan nhé! Tuy lỗi nhỏ nhưng về lâu dài, ảnh hưởng của chúng đến sản phẩm gỗ nhà bạn sẽ khá nghiêm trọng đó.

Kiểm tra xem có bị bong tróc hay không

Kiểm tra xem có bị bong tróc hay không

5. Nước gỗ sơn

5.1 Quan sát kỹ độ đồng đều của lớp sơn gỗ 

Đây là đặc điểm được cho là dễ nhìn, dễ kiểm tra nhất khi mua sản phẩm đồ gỗ nội thất. Nước gỗ sơn chuẩn là phải có độ che phủ mịn màng, đồng đều, không có hiện tượng chỗ đậm chỗ nhạt loang lổ, không quá dày hoặc quá mỏng, màu sắc cũng phải sáng bóng. Hơn thế nữa, lớp keo phủ bóng bên ngoài cũng phải đồng đều, hiện rõ lớp hoa văn sắc nét, không bị che lấp. Nếu sử dụng lớp gỗ thịt có chứa vân gỗ tự nhiên thì phải đảm bảo các đường vân được nhìn thấy rõ màu sắc của từng chiếc, so với cả bộ phải đảm bảo sự thống nhất, đồng đều.

Kiểm tra xem nước sơn gỗ đều, mịn màng hay không

Kiểm tra xem nước sơn gỗ đều, mịn màng hay không

5.2 Độ khô của sơn

Một sản phẩm đồ gỗ không thể sử dụng nếu lớp sơn chưa khô vẫn cònẩm dính. Khi dùng các sản phẩm như thế này, chắc chắn sẽ bị dính bẩn ra quần áo hay các đồ vật xung quanh. Tệ hơn nữa, trẻ em có thể nhiễm độc từ hóa chất sơn mà đồ gỗ nhà bạn cũng mất mỹ quan đi rất nhiều 

6. Tỷ lệ ngấm nước của sản phẩm

6.1 Về những thông số tiêu chuẩn của tỷ lệ ngấm nước  

Tỷ lệ ngấm nước, nhạy cảm với hơi ẩm của đồ gỗ nội thất thông thường sẽ là khoảng trên dưới 12%. Nếu vượt quá tiêu chí này, rất có thể sản phẩm ấy sẽ bị cong vênh, phồng nở, biến dạng đến mức không thể sử dụng được. Vậy nên, khi nhập hoặc sản xuất bất cứ một loại đồ vật bằng gỗ nào, người ta thường dùng máy đo để kiểm tra xem tỷ lệ nước trong gỗ đang ở mức bao nhiêu. nếu không có điều kiện sở hữu máy, bạn có thể sử dụng tay để tự cảm nhận. 

Nên kiểm tra độ ngấm nước của gỗ

Nên kiểm tra độ ngấm nước của gỗ

6.2 Cách đơn giản kiểm tra độ ngấm nước

Hãy sờ vào những mặt khuất của chúng như mặt dưới, mặt trong, bên trên hay đáy,… nếu thấy ẩm thì tức là tỷ lệ nước đã ngấm lên đến trên 50%, về cơ bản là chúng ta không thể sử dụng sản phẩm này nữa. Còn một cách khác giúp người tiêu dùng có thể kiểm tra được hiện tượng ngấm nước là vẩy một chút nước lên vị trí gỗ trần không sơn. Nếu thấy thấm chậm hoặc không thấm thì tức là tỷ lệ chứa nước cao.

7. Kiểm tra bịt viền gỗ

Bịt viền trên các thiết bị, đồ đạc bằng gỗ sẽ có tác dụng ngăn cản, giải phóng một số chất thải độc hại sinh ra trong các tấm gỗ nhân tạo, gỗ công nghiệp  do các vụn bào ép lại. Nhưng hiện nay, nhiều xưởng gia công vì lợi nhuận, muốn cắt giảm chi phí nguyên vật liệu nên đã thay thế các loại bịt viền thông thường này bằng chất liệu khác. Thậm trí là họ còn bịt viền cục bộ làm gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.

Kiểm tra bịt viền gỗ

Kiểm tra bịt viền gỗ

Ngoài ra, nếu việc bịt viền không bằng phẳng còn gây nên mức độ nhiễm ẩm cực mạnh ở bên trong, làm sản phẩm đồ gỗ ấy xuất hiện hiện tượng lồi lõm, bong bịt viền chỉ sau vài ngày. Hơn thế nữa, bịt viền còn có tác dụng cuốn bo tròn các góc đồ gỗ nội thất có cạnh sắc nhằm làm giảm va chạm, tránh trường hợp tiếp xúc gây xước da hoặc có thể làm lây nhiễm các bênh uốn ván có hại cho con người.

8. Kiểm tra thiết bị đi kèm

Các vật dụng, thiết bị đi kèm ở đây có thể là: Gương, các mặt kính của bàn trang điểm hay tủ quần áo, mặt bàn ăn, bàn trà, đệm ghế sofa,… Chúng ta cần phải soi thử xem các loại vật dụng này có độ phản chiếu hình ảnh tố, chân thực hay không, màu sắc ra sao? cho ra hình ảnh như thế nào? Ngoài ra, hãy quan tâm đến cả bề mặt của chúng. Bề mặt cần phải nhẵn kín, không có bất cứ vệt xước nào, kính không bị mờ, sofa có mùi thơm tự nhiên, đàn hồi tốt.

Nên chú ý tới mặt ghế và mặt bàn

Nên chú ý tới mặt ghế và mặt bàn

Đặc biệt đối với gương, phải kiểm tra cả mặt sau nữa để xem có tấm đệm hay tấm lót giấy nào hay không nhằm tránh tình trạng nhà sản xuất ăn bớt nguyên liệu để thu lời, ảnh hưởng đến việc sử dụng về sau cũng như không đảm bảo trong quá trình vận chuyển và lắp đặt.

9. Kiểm tra độ đàn hồi của sofa

9.1 Cách kiểm tra độ đàn hồi của sản phẩm

Khi cân nhắc, có ý định mua các sản phẩm đồ gỗ nội thất có phần đệm đi kèm, ngừoi tiêu dùng nên kiểm tra trực tiếp tại các cửa hàng, đại lý buôn bán. Sử dụng biện pháp như: Ngồi thử, nằm thử để kiểm tra độ đàn hồi của tấm đệm, kiểm tra cả tính mềm, cứng xem đã thật sự phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn của mình và gia đình hay không. Nếu không có thể nhờ nhân viên tháo ra và đổi loại khác ưng ý hơn.

Độ đàn hồi của ghế sofa

Độ đàn hồi của ghế sofa

9.2 Kiểm tra phần đệm lót và đường chỉ may  

Ngay tại những địa điểm bán hàng, họ sẽ chuẩn bị các loại đêm lót có tính chất khác nhau bởi nhiều hộ gia đình thích những chiếc đệm mềm mịn, êm ái, có độ lún nhất định, nhưng ngược lại, nhiều gia đình lại có xu hướng chọn đệm lót có cứng nhằm đảm bảo kết cấu khung xương. Tiếp tới, chúng ta nên tiến hành kiểm tra các đường may trên bề mặt da xem có vết bẩn, chỉ đứt, may lệch hay không đế tránh hiện tượng bị tuột chỉ làm bung đệm lót, bông lót ra ngoài sau thời gian sử dụng.

Ghế sofa phải có vẻ bề ngoài hoàn hảo nhất

Ghế sofa phải có vẻ bề ngoài hoàn hảo nhất

10. Kiểm tra phụ kiện đính đá và nhũ kim

Các loại phụ kiện ngũ kim hay đá, pha lê sẽ được đính lên các sản phẩm đồ gỗ nội thất để trang trí. Ví dụ như: Khóa chạy, các nút, đầu kéo, các ốc đinh vít, viền gương,… Hãy đảm bảo chắc chắn rằng chúng không bị thừa thiếu mà đầy đủ, mịn màng, xếp chuẩn chỉnh tại đúng vị trí để đảm bảo nhà sản xuất không ăn bớt nguyên liệu kiếm lời, cũng chính là để cố định chắc chắn, không bị rơi rụng trong quá trình sử dụng.

Khay đựng đồ cúng

Khay đựng đồ cúng có đính đá

* Lưu ý:

Khi lựa chọn đồ gỗ nội thất, bạn cũng nên cân nhắc tới việc sử dụng gỗ thịt hay gỗ ép nhằm giảm thiểu chi phí và thuận tiện, dễ dàng khi chọn mua hơn. Với những đồ lớn như: Bàn ghế, tủ đứng, kệ, giá,… thì nên chọn gỗ tự nhiên bởi chúng sẽ bền đẹp hơn. Nhưng với những tủ rượu, bàn học, tủ quần áo,… thì các sản phẩm gỗ ép sẽ là sự lựa chọn không tồi, vừa rẻ, vừa đa dạng về mẫu mã, có thể dễ dàng thay thế mà không quá tốn kém.

Gỗ ép

Gỗ ép

Một lưu ý nữa là bạn nên chọn cơ sở sản xuất, đại lý có uy tín nhằm đảm bảo cả về chất lượng lẫn giá cả, cũng như sẽ được hưởng các chính sách bảo hành sau mua tận tâm, chu đáo và tiện lợi nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin, những kinh nghiệm chia sẻ quý báu về việc chọn mua đồ gỗ nội thất tốt nhất mà chúng tôi đã thu thập được.  Hy vọng tất cả sẽ giúp ích cho các bạn đọc giả.

Chân thành cảm ơn! 

Theo: Nguyễn Ngọc Ánh