Gian hàng bánRao vặtTư vấn tiêu dùngHỗ trợ
  Thông báo  Đăng ký  Đăng nhập

Tủ lạnh cũ: Nên dùng hay không? Làm sao để mua được tủ lạnh cũ tốt?

AvatarVu Kieu Anh -
Lượt xem: 1.035

Bạn đang có nhu cầu mua một chiếc tủ lạnh cũ? Nhưng bạn còn đắn đo không biết nên mua hay không? Sử dụng tủ lạnh cũ mang lại cho bạn ích lợi và hạn chế gì? Làm thế nào để mua được tủ lạnh cũ nhưng chất lượng tốt? Cùng Vatgia.com tìm hiểu để quyết định có nên dùng tủ lạnh cũ không nhé!

1. Ưu điểm khi sử dụng tủ lạnh cũ

1.1 Tủ lạnh cũ có giá rẻ

Tủ lạnh trên thị trường hiện nay có mức giá từ dao động trong khoảng rất rộng, trải dài theo nhiều phân cấp khác nhau. Để sở hữu một chiếc tủ lạnh mới, bạn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ.

Sở hữu một chiếc tủ lạnh mới sẽ có chi phí cao

Sở hữu một chiếc tủ lạnh mới sẽ có chi phí cao

Nếu bạn là người có thu nhập không quá dư dả thì mua một chiếc tủ lạnh cũ là hợp lý. Bạn là sinh viên hoặc đang ở trọ, nhu cầu dịch chuyển nơi ở của bạn nhiều và tiện cho việc thanh lý chiếc tủ lạnh khi không sử dụng đến thì mua dùng tủ lạnh cũ là lựa chọn tối ưu.Tủ lạnh cũ là lựa chọn của nhiều người hiện nay

Tủ lạnh cũ là lựa chọn của nhiều người hiện nay

Tủ lạnh cũ thường có giá bằng ½ hoặc 1/3 so với tủ lạnh mới. Mua tủ lạnh cũ, bạn có thể tiết kiệm một khoản chi phí tương đối để sử dụng cho những việc quan trọng hơn.

Mua tủ lạnh cũ để tiết kiệm chi phí

Mua tủ lạnh cũ để tiết kiệm chi phí

1.2 Tủ lạnh cũ có chất lượng tốt

Nghe có vẻ không hợp lý nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng một chiếc tủ lạnh cũ có chất lượng tốt nếu bạn biết chọn lựa và kiểm tra cẩn thận.

Không phải tủ lạnh cũ nào cũng không tốt

Không phải tủ lạnh cũ nào cũng không tốt

Trên thực tế, không phải chiếc tủ lạnh cũ nào chất lượng cũng kém cả. Sẽ có loại tủ lạnh cũ bao nhiêu % và qua thời gian sử dụng là bao lâu. Tủ lạnh cũ có thể là tủ lạnh đã qua sử dụng, đổi trả, hoặc tồn kho quá lâu.

Nhiều người hài lòng khi sử dụng tủ lạnh cũ

Nhiều người hài lòng khi sử dụng tủ lạnh cũ

2. Nhược điểm khi sử dụng tủ lạnh cũ

2.1 Tốn kém điện

Đây là hạn chế lớn nhất của tủ lạnh cũ so với tủ lạnh mới. Tất nhiên, các bộ phận của tủ lạnh cũ sẽ hoạt động yếu hơn bộ phận của tủ lạnh mới. Vì nó đã qua một thời gian sử dụng. Để có thể đảm bảo cho khả năng bảo quản thực phẩm, tủ lạnh cũ sẽ ngốn nhiều điện năng hơn.

Tốn điện là vấn đề khiến nhiều người quan ngại

Tốn điện là vấn đề khiến nhiều người quan ngại

2.2 Tốn kém chi phí sửa chữa và bảo trì

Đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn mua một chiếc tủ lạnh cũ không rõ nguồn gốc và không kiểm tra kỹ các linh kiện của tủ trước khi mua.

Sửa chữa tủ lạnh cũ tốn kém chi phí và thời gian

Sửa chữa tủ lạnh cũ tốn kém chi phí và thời gian

Có nhiều người bán loại tủ lạnh cũ nhưng cũ theo kiểu “vứt đi” trên thị trường. Khi mua những chiếc máy này về, chỉ trong thời gian ngắn bạn sẽ phải tốn tiền sửa chữa và không biết có thể tiếp tục sử dụng chúng nữa hay không.

Cảnh giác để không mua phải tủ lạnh cũ kém chất lượng

Cảnh giác để không mua phải tủ lạnh cũ kém chất lượng

Hoặc có những trường hợp “treo đầu dê – bán thịt chó” kiểu như nhìn tủ lạnh bên ngoài rất tốt và mới nhưng bộ phận bên trong thì đã gần “hết hạn” sử dụng.

Nếu bạn nắm được những kinh nghiệm khi đi mua tủ lạnh cũ thì chi phí bạn phải bỏ ra để sửa chữa và bảo trì sẽ được giảm đi đáng kể.

Cái gì cũng có hai mặt của nó. Như đã chia sẻ bên trên, tủ lạnh cũ có cả ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng. Khi điều kiện của bạn không cho phép mua một chiếc tủ lạnh mới cứng thì bạn hãy mua tủ lạnh cũ và tìm cách khắc phục những hạn chế của nó.

Mua tủ lạnh cũ hay mới ?

Mua tủ lạnh cũ hay mới?

Bạn có sử dụng được một chiếc tủ lạnh cũ giá rẻ, vừa túi tiền nhưng chất lượng tốt hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách mua của bạn. Vậy thì làm thế nào để mua được một chiếc tủ lạnh cũ nhưng bền và đảm bảo chất lượng?

3. Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ

Đây chính là phần quyết định đến chất lượng của chiếc tủ lạnh cũ bạn sẽ sử dụng. Hãy tuân thủ những lưu ý này để không phải mang về nhà “đống sắt vụn” bạn nhé.

3.1 Xác định kiểu tủ lạnh

Trên thị trường có rất nhiều dòng tủ lạnh khác nhau

  • Tủ lạnh mini

Tủ lạnh mini phù hợp cho sinh viên, người độc thân, gia đình ít người sử dụng. Thường có thiết kế nhỏ gọn và dung tích từ 20 đến 135 lít.

Tủ lạnh mini có thiết kế nhỏ gọn

Tủ lạnh mini có thiết kế nhỏ gọn

  • Tủ lạnh hai cánh:

Tủ lạnh ngăn đá trên thuận tiện cho người sử dụng ngăn đá nhiều. Nhưng bất tiện cho người sử dụng ngăn mát nhiều vì phải cúi xuống lấy đồ, đặc biệt là những người có vấn đề về xương khớp.

Tủ lạnh ngăn đá trên truyền thống

Tủ lạnh ngăn đá trên truyền thống

Tủ lạnh ngăn đá dưới thuận tiện cho người thường xuyên sử dụng ngăn mát.

Tủ lạnh ngăn đá dưới được đánh giá tiện lợi hơn

Tủ lạnh ngăn đá dưới được đánh giá tiện lợi hơn

  • Tủ lạnh Side by Side

Tủ lạnh side by side có hai cánh mở ra từ giữa và thường có dung tích trên 500 lít. Kích thước lớn và giá thành cao hơn các loại tủ lạnh thông thường khác.

Tủ lạnh cao cấp Side by Side

Tủ lạnh cao cấp Side by Side

Tùy thuộc vào sở thích và túi tiền của bạn để chọn được kiểu tủ lạnh phù hợp nhé.

3.2 Thương hiệu của tủ lạnh

Dù là mua một chiếc tủ lạnh cũ hay mới thì bạn cũng cần phải để tâm đến thương hiệu của nó. Hãy là người tiêu dùng thông thái.

Tủ lạnh Sharp SJ-XP590PG-BK (Inverter, 585 Lít)

Tủ lạnh Sharp SJ-XP590PG-BK (Inverter, 585 Lít)

Bạn chỉ nên chọn mua tủ lạnh cũ của những thương hiệu có tiếng và có sản phẩm phổ biến trên thị trường, nhiều người sử dụng.

Tủ lạnh Samsung ngăn đá dưới

Tủ lạnh Samsung ngăn đá dưới

Các thương hiệu như Panasonic, Sharp, Hitachi, Toshiba là những thương hiệu dẫn đầu về điện lạnh. Tủ lạnh cũ của các thương hiệu này chắc chắn sẽ tốt hơn những thương hiệu không tên tuổi. Chớ dại mà lựa chọn một cái tên nghe lạ hoắc và ít thông tin trên các phương tiện đại chúng.

Tủ lạnh Aqua dung tích 205 lít

Tủ lạnh Aqua dung tích 205 lít

3.3 Xác định dung lượng cần sử dụng

Dựa vào số lượng người sử dụng tủ lạnh cũ để chọn được dung tích phù hợp. Bạn không nên chọn tủ lạnh cũ có dung tích quá lớn mà chỉ có ít người dùng vì sẽ tốn kém chi phí.

3.4 Chọn nơi bán tủ lạnh cũ uy tín

Có hai nguồn cơ bản để bạn có thể mua một chiếc tủ lạnh cũ đó là: từ người quen hoặc các cửa hàng bán tủ lạnh cũ. Nếu là người quen để lại cho bạn thì bạn cũng cần phải làm các bước kiểm tra tủ lạnh cũ trước khi mua như khi đi mua ở ngoài.

Chọn nơi bán tủ lạnh uy tín

Chọn nơi bán tủ lạnh cũ uy tín

Nếu bạn mua ở các cửa hàng bán tủ lạnh cũ trên thị trường thì hãy chọn nơi bán uy tín, nhiều người đến mua và có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng. Bạn hãy tìm hiểu trước ở nhà thông qua internet xem cửa hàng đó có những địa điểm bán nào.

3.5 Khảo sát chế độ bảo hành

Chế độ bảo hành rất quan trọng. Nếu có hỏng hóc bạn có được hỗ trợ đổi trả không? Thay thế các linh kiện như thế nào? Có bảo hành hay hỗ trợ chi phí không? Bạn đừng quên hỏi người bán điều này vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bạn.

Chính sách bảo hành là điều rất quan trọng

Chính sách bảo hành là điều rất quan trọng

3.6 Kiểm tra các bộ phận của tủ lạnh cũ

Vị trí

Bộ phận

Điều kiện đảm bảo

Hậu quả khi sử dụng

Bên ngoài

Vỏ tủ

-Không bị méo mó, biến dạng hay có vết nứt

- Không xước sơn, trầy mạnh

Nếu có vết nứt, trong quá trình sử dụng sẽ gây rò rỉ điện. Người dùng bị giật có thể nguy hiểm tính mạng.

Cánh của tủ lạnh

Phải đóng kín được một cách tự nhiên, không hở.

Nếu cửa không đóng kín được hoặc gioăng quanh cửa tủ bị hở sẽ gây:

-Tốn điện

-Thiếu hơi lạnh bảo quản thực phẩm

Bên trong

Khay và giá để đồ

Đầy đủ, không gãy, hỏng, hoen gỉ

Nếu khay bị nứt, gãy tốn kém chi phí thay thế khay mới

Núm chỉnh nhiệt độ

Mức độ tăng giảm nhiệt phải chính xác khi bạn xoay thử

Nếu núm chỉnh nhiệt độ bị hỏng thì không bảo quản được thực phẩm

Bóng đèn

Sáng và hoạt động bình thường. Nếu không sáng có thể bị cháy, chập

Tốn kém chi phí thay thế

Hệ thống dây dẫn

Không bị hở, đứt, đảm bảo không chập điện

-Hở điện có thể bị giật

-Tốn kém chi phí thay thế

Lưới tản nhiệt

Sạch sẽ

Lưới tản nhiệt không sạch gây tốn điện năng

Chảo đựng nước thải

Chảo được nước thải ở phía sau lưới tản nhiệt không bị nhỏ giọt

Chảo đựng nước thải bị nhỏ giọt

-Gây tiếng ồn khi tủ hoạt động

-Gây mùi khó chịu

-Gây bất tiện

4. Một số lưu ý giúp tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh cũ

4.1 Đặt tủ lạnh cũ tại nơi thông thoáng

Bạn không được đặt tủ lạnh cũ tại nơi ẩm ướt, điều này ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tủ lạnh. Để tủ lạnh cách tường hoặc các vật khác tối thiểu 10cm, hệ thống dây phía sau tủ sẽ cần được làm mát sau khi hoạt động. Nếu không đặt ở vị trí thông thoáng và khoảng cách hợp lý, tủ lạnh cũ sẽ rất tốn điện và giảm độ bền.

Đặt tủ lạnh cũ nơi thông thoáng để đảm bảo độ bền

Đặt tủ lạnh cũ nơi thông thoáng để đảm bảo độ bền

4.2 Không nên tắt bật tủ lạnh cũ thường xuyên

Tủ lạnh cũ sẽ cần một lượng điện năng khá lớn khi khởi động lại. Vì vậy nếu không thực sự cần thiết bạn không nên tắt – bật tủ lạnh. Không nên cắm tủ lạnh cũ cùng ổ điện với thiết bị khác

Tủ lạnh Panasonic tiết kiệm điện

Tủ lạnh Panasonic tiết kiệm điện

4.3 Đóng tủ lạnh cũ chặt

Nhiều người có tính hay quên, có thể mở tủ lạnh rồi quên không đóng hoặc đóng tủ lạnh không khít. Làm hơi lạnh trong tủ lạnh cũ thoát ra môi trường bên ngoài. Điều này làm hao phí điện năng và giảm khả năng bảo quản thực phẩm của tủ lạnh cũ.

Đóng cửa tủ lạnh cũ không chặt gây tốn điện

Đóng cửa tủ lạnh cũ không chặt gây tốn điện

4.4 Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Thông qua núm điều chỉnh nhiệt độ bạn hãy để tủ lạnh ở mức nhiệt phù hợp theo thời tiết. Trời nóng bạn có thể giảm độ, trời lạnh thì tăng nhiệt độ. Không nên để nhiệt độ cố định trong một thời gian dài.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp

4.5 Cất giữ thực phẩm một cách khoa học

Khi cất giữ thực phẩm một cách khoa học, bạn sẽ tạo ra những khe hở hợp lý để không khí lạnh có thể lưu thông. Thực phẩm cần được bọc kín trong hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh sẽ giúp máy nén không phải hoạt động quá nhiều để làm lạnh không khí trong tủ lạnh cũ.

Cất giữ thực phẩm một cách khoa học

Cất giữ thực phẩm một cách khoa học

  • Ngăn đá nên để kem, thực phẩm tươi như cá, thịt và đá viên

  • Cánh cửa tủ nên để thực phẩm khô, gia vị

  • Ngăn trên cùng của ngăn mát nên để thức ăn chín, thức ăn ăn dở dang

  • Các ngăn dưới để thức ăn sắp sử dụng, chế biến như thịt, trứng, sữa,..

  • Hộc tủ cuối cùng nên để rau, củ, quả

Hộc tủ cuối cùng nên để rau, củ, quả

Hộc tủ cuối cùng nên để rau, củ, quả

4.6 Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh

Thực phẩm sau khi đun nấu, còn nóng, nếu cho vào tủ ngay cũ thì hơi nóng sẽ tỏa ra tủ. Lúc này máy nén phải hoạt động nhiều hơn để có thể làm lạnh tủ, như vậy sẽ tốn nhiều điện hơn. Không nên cho vào tủ ngay mà cần để nguội rồi mới cho vào tủ.

Không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh cũ

Không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh cũ

4.7 Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tủ lạnh sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, nấm mốc. Làm sạch cả trong tủ và ngoài tủ. Đặc biệt là phần lưới tản nhiệt. Nếu lưới tản nhiệt bụi bẩn thì khả năng tiêu tốn điện sẽ nhiều hơn.

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên 1 lần 1 tuần

Vệ sinh tủ lạnh cũ thường xuyên 1 lần 1 tuần

Bạn có thể sử dụng chanh hoặc giấm cùng miếng bọt biển hay vải mềm để lau tủ lạnh. Việc làm sạch sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Vệ sinh tủ lạnh đúng cách giúp tăng độ bền cho tủ

Vệ sinh tủ lạnh đúng cách giúp tăng độ bền cho tủ

Trên đây là những chia sẻ của Vatgia.com đến bạn. Hy vọng bạn sẽ mua được một chiếc tủ lạnh cũ ưng ý và sử dụng chúng thật tốt.

Theo: Vu Kieu Anh