Công tắc điều khiển từ xa và nguyên lý hoạt động!

Sản phẩm công tắc điều khiển từ xa được biết đến là mẫu vật dụng thông minh thuộc dòng công tắc điều khiển kết nối không dây.  Thiết bị này đang được người tiêu dùng quan tâm tới nhiều nhất trên thị trường. Bài viết hôm nay bạn đọc sẽ cùng chúng tôi đi sâu vào phân tích về cơ chế hoạt động của thiết bị này!

1.Tổng quan về công tắc điều khiển từ xa

Hình ảnh có liên quan

Điều khiển mọi hoạt động tiện ích từ xa

Sử dụng công tắc điều khiển từ xa sẽ giúp bạn  đóng mọi thiết bị mà bạn không cần chạm nó. Do đó mà  việc dùng công tắc điều khiển từ xa thông minh cho căn hộ của mình  là 1 điều bạn nên nghĩ tới bởi những khả năng tuyệt vời của nó.

Bạn thử nghĩ xem lúc bạn nằm trên giường, sofa để nghỉ ngơi, xem phim HD, nghe nhạc giải trí mà nhiều khi buồn ngủ hay những lúc bị mất điện mà giữa đêm có điện, thì các bạn đơn giản là dùng điều khiển từ xa để đóng các thiết bị đó đi nhờ công tắc điều khiển từ xa. Nhờ vậy mà  các bạn có thể sáng tạo dùng chiếc điều khiển của những thiết bị gia dụng như điều khiển TV, điều khiển điều hòa, điều khiển đầu đĩa… ứng dụng để bật, đóng nguồn của những thiết bị luôn.

Loại công tắc này rất thông minh khi được thiết kế bắt bằng sóng radio nên bạn khỏi lo về mặt khoảng cách kết nối. Kết hợp có thêm khả năng hẹn giờ theo ý muốn thì đây quả là một sản phẩm thật sự hữu ích và tiện lợi.

2. Nguyên lý hoạt động của công tắc điều khiển từ xa

Đối với công tắc điều khiển từ xa được thiết kế kèm theo 2 bộ phận chính với nguyên tắc hoạt động hiệu quả bao gồm: bộ phận phát tín hiệu và bộ phận nhận tín hiệu

2.1.Bộ phận phát tín hiệu

Kết quả hình ảnh cho công tắc điều khiển từ xa của máy bơm

Công tắc điều khiển từ xa của máy bơm

Bộ phần này còn hay được gọi là  gọi là điều khiển remote một thiết bị được thiết kế gồm một bảng mạch điều khiển với nút bấm phím, bên trên công tắc điều khiển từ xa được lắp đặt một mắt truyền tín hiệu hồng ngoại sóng RF (không nhìn thấy bằng mắt thường). Tương thích với mỗi bộ phận phát tín hiệu thì cũng sẽ có một bộ phận thu tín hiệu đó nằm trên công tắc. Từ đó ta có thể hiểu rằng bộ phận phát tín hiệu sẽ gửi câu lệnh sang cho bộ phận nhận, và từ bộ phận thu tín hiệu nó sẽ giải mã câu lệnh đó và đưa ra thông tin phù hợp cho câu lệnh bật tắt công tắc một cách chính xác và nhanh nhất. Độ trễ của việc phân tích lệnh chỉ nằm dao động ở khoảng nhỏ hơn 2 giây, một con số chênh lệch rất nhỏ.

2. 2.Bộ phận nhận tín hiệu của công tắc điều khiển từ xa

Kết quả hình ảnh cho đen báo tín hiệu trên công tắc điều khiển từ xa

Đèn nhận báo tín hiệu trên công tắc điều khiển từ xa

Cấu tạo và thiết kế của bộ phận này được tích hợp trên công tắc điều khiển từ xa, thông thường mỗi loại công tắc của các nhà sản xuất khác nhau thì vi mạch nhận tín hiệu có một thương hiệu và kiểu dáng khác nhau. Bên cạnh đó đối với cả mục đích và tính năng sử dụng thì đều như nhau cả, đây là một phận nhận và giải mã tín hiệu từ bộ phận xuất tín hiệu. Ví dụ bạn có sử dụng thao tác ấn nút trên điều khiển một lần, tín hiệu sẽ gửi đến bộ phận này, nó sẽ lập trình và giải mã theo 2 trường hợp như sau:

+) Thiết lập một lập trình đơn thuần hoạt động với nguyên lý ấn 1 lần là mở còn lần còn lại là tắt câu lệnh, thường thấy trên các thiết bị điều khiển sóng RF.

+) Thiết lập một lập trình phức tạp, ở lập trình này mỗi nút trên của công tắc điều khiển từ xa có một câu lệnh với nhiệm vụ khác nhau, bạn đọc có thể hình dung đơn giản như với các thiết bị điều khiển tivi trong gia đình, mỗi nút bấm là một chức năng, vì thế yêu cầu bộ phận giải mã tín hiệu tốt hơn.

Như vậy bằng nguyên lý hoạt động này, bạn có thể bật tắt chiếc công tắc điện nhà bạn chỉ bằng các thiết bị điều khiển một cách linh hoạt. Ngoài ra, một số mẫu công tắc điều khiển từ xa còn cho phép người dùng học lệnh cho nhiều thiết bị khác nhau, từ  đó ta có thể điều khiển công tắc ở trên nhiều vật dụng thông minh như: điều khiển tivi, điều hòa hay một số mẫu rèm điện...





Chưa có câu trả lời nào